|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 18/5 thế giới tăng mạnh, vàng SJC tăng hơn 500.000 đồng/lượng

07:42 | 18/05/2024
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay tăng hơn nửa triệu đồng/lượng, lên 90,4 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng mạnh vì các biện pháp kích thích từ Trung Quốc và tiếp tục ghi nhận một tuần tăng giá nhờ hy vọng mới về việc hạ lãi suất của Mỹ.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 19/5

Vàng miếng SJC tiếp tục tăng

Giá vàng trong nước hôm nay tăng thêm 200.000 - 600.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng sau khi phục hồi ở cuối phiên chiều qua.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua và 400.000 đồng/lượng chiều bán.

Tại Tập đoàn Doji, giá kim loại quý tăng 300.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán.

Với Tập đoàn Phú Quý, giá mặt hàng này tăng 400.000 đồng/lượng khi mua vào và 600.000 đồng/lượng khi bán ra.

Còn tại hệ thống PNJ, vàng miếng sáng nay vẫn giữ nguyên ở cả hai chiều mua - bán tại cả hai chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn so với giá chốt phiên chiều qua.

Hiện giá mua vào cao nhất của vàng miếng SJC đạt 87,8 triệu đồng/lượng và giá bán ra cao nhất đạt 90,42 triệu đồng/lượng.

Đối với vàng nữ trang SJC cũng tăng ở tất cả các loại. Cụ thể, vàng 24K tăng 350.000 đồng/lượng, loại 18K tăng 260.000 đồng/lượng và loại 14K tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

18/05/2024

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

87,70

90,42

+200

+400

SJC chi nhánh Sài Gòn

87,70

90,40

+200

+400

Tập đoàn Doji

87,70

89,80

+300

+300

Tập đoàn Phú Quý

87,80

90,10

+400

+600

PNJ chi nhánh Hà Nội

87,50

89,90

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

87,50

89,90

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

75,40

76,40

+350

+350

75% (vàng 18K)

54,95

57,45

+260

+260

58,3% (vàng 14K)

42,19

44,69

+200

+200

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Du Y)

Tại thời điểm 12h00 trưa nay (18/5), giá vàng miếng phần lớn giữ ổn định tại các cửa hàng so với đầu phiên. 

Hiện, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn vẫn niêm yết vàng SJC mua vào bán ra ở 87,4 - 89,9 triệu đồng/lượng. 

Tập đoàn Doji tiếp tục niêm yết tại 87,7 - 89,8 triệu đồng/lượng; và Tập đoàn Phú Quý cũng duy trì ổn định ở 87,4 - 89,5 triệu đồng/lượng. 

Riêng hệ thống PNJ, vàng miếng tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua và 300.000 đồng/lượng chiều bán so với sáng nay, lên 87,7 - 90,2 triệu đồng/lượng. 

Tại phiên giao dịch trưa nay, các loại vàng nữ trang SJC bao gồm vàng 24K, 18K và loại 14K cũng không có thay đổi mới so với giá đầu phiên.

Giá vàng SJC

18/05/2024

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

87,70

90,42

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

87,70

90,40

-

-

Tập đoàn Doji

87,70

89,80

-

-

Tập đoàn Phú Quý

87,80

90,10

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

87,70

90,20

+200

+300

PNJ chi nhánh Sài Gòn

87,70

90,20

+200

+300

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

75,40

76,40

-

-

75% (vàng 18K)

54,95

57,45

-

-

58,3% (vàng 14K)

42,19

44,69

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 12h00. (Tổng hợp: Du Y)

 

Nguồn: Du Y tổng hợp tử WiGroup.

Giá vàng thế giới tăng vọt nhờ biện pháp kích thích của Trung Quốc

Giá vàng tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (17/5) nhờ các biện pháp kích thích từ Trung Quốc. Đồng thời, giá vàng tiếp tục kết thúc một tuần tăng giá nhờ hy vọng mới về việc hạ lãi suất của Mỹ.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,64% lên 2.414 USD/ounce, theo Kitco, và giá vàng giao tháng 6 tăng 1,44% lên 2.420 USD. 

“Vàng tăng cao hơn bất chấp sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu. Tôi nghĩ trong trường hợp này, các biện pháp kích thích của Trung Quốc đã hỗ trợ thị trường vì chúng ta cũng thấy các kim loại (cơ bản) khác cũng thể hiện rất tốt”, ông Bart Melek, người đứng đầu phòng chiến lược hàng hóa tại TD Securities, cho biết.

Thị trường tăng giá sau khi Trung Quốc công bố các bước đi “lịch sử” nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, vốn là ngành tiêu dùng chính của kim loại công nghiệp cũng như vàng, theo Reuters.

Giá vàng đã tăng 2% trong tuần này.

Ông Melek nói thêm rằng cuối cùng, vàng đang phản ứng với ý tưởng lạm phát giá tiêu dùng (CPI) có thể đang được kiểm soát, vì vậy bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc kéo dài thời gian lãi suất duy trì ở mức cao sẽ  bị bỏ qua. 

Các nhà giao dịch kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm khoảng 2/4 điểm lãi suất trong năm nay, trong đó tháng 11 là thời điểm có khả năng xảy ra nhất.

Lãi suất thấp hơn có xu hướng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng, vốn là tài sản có lãi suất bằng 0.

Trên thị trường vật chất, các đại lý đã đưa ra mức giá thấp hơn ở Trung Quốc và mức chiết khấu sâu hơn ở Ấn Độ trong tuần này.

Trong khi đó, giá bạc và bạch kim nhận được sự hỗ trợ do giá vàng và kim loại cơ bản cao hơn.

“Bất cứ khi nào chúng ta nói về việc Trung Quốc đưa ra các biện pháp kích kích kinh tế, đó đều là điều tích cực cho thị trường bạch kim”, ông Melek nói thêm.

Giá bạc giao ngay tăng 3,6% lên 30,6 USD/ounce sau khi vượt qua mức kháng cự chính là 30 USD. Lần cuối cùng bạc chạm mức giá 30 USD là vào đầu năm 2021, nhưng trong suốt hơn một thập kỷ qua, mức giá này không thể được duy trì trong thời gian dài.

Giá bạch kim tăng 1,8% lên 1.076 USD, sau khi đạt mức cao nhất trong một năm vào thứ Năm (16/5). Kim loại này đã tăng 8% trong tuần này do tình trạng thâm hụt cơ cấu kéo dài. Giá palladium cũng tăng 1,3% lên 1.007 USD. 

Tố Tố